Đến nội dung

Hình ảnh

Các phương pháp đếm nâng cao


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 101 trả lời

#61
gadget

gadget

    forever and one,i will miss you

  • Thành viên
  • 151 Bài viết
http://reflections.a...2006_2_zach.pdf
Đây là một bài viết khá hay về phương pháp hàm sinh
la vieillesse est une île entourée par la mort

#62
gadget

gadget

    forever and one,i will miss you

  • Thành viên
  • 151 Bài viết
thầy có thể nói rõ hơn về ứng dụng của công thức nghịch đảo mobius không
la vieillesse est une île entourée par la mort

#63
MrMATH

MrMATH

    Nguyễn Quốc Khánh

  • Hiệp sỹ
  • 4047 Bài viết

Theo Erdos thì Chúa có 1 cuốn sách ghi toàn những lời giải như vậy

Các anh em ở gần Viện Toán Học có thể tìm đọc cuốn Proff from the book để hiểu rõ hơn về câu nói này (*)

Hôm nay dắt chuột đi du lịch, gặp bài viết của clmt nên quote ra đây, có gì hứng thú các anh em cứ ... tự nhiên :geq

Thêm 1 thông tin nữa là về tổ hợp thì trên viện cũng còn 1 cuốn khác, sơ cấp và chứa đầy các kết quả xem mà lác hết cả mắt trái lẫn mắt phải. Tên sách là Extrenal Combinatorics (and application in computer science). Tác giả thì ko nhớ rõ lắm, anh em nào có thời gian thì vào trích dẫn như clmt cho ... vui vẻ cả nhà nhỉ :geq

#64
Mr.hoang

Mr.hoang

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 24 Bài viết
chả lẽ kết thúc box ở đây à!
anh Dũng đã tổng hợp xong chua!

#65
dam_me2005

dam_me2005

    Lính mới

  • Thành viên
  • 5 Bài viết

Ai đó viết qua về pp đếm sử dụng công thức nghịch đảo Mobius và lý thuyết Polya đi .

Bạn có thể tìm đọc ở cuốn Lý Thuyết Tổ Hợp Và Đồ Thị của thầy Ngô Đắc Tân ở viện toán, mình thấy cuốn này viết rất hay. Bạn thử tìm đọc xem

#66
Gia Cát Lượng

Gia Cát Lượng

    Ngọa Long tiên sinh

  • Thành viên
  • 197 Bài viết
Có ai có thể cho mình lời giải cụ thể về bài tổ hợp trong VMO bảng B năm nay được không?
Ung dung, tự tại
Bình thản trước khó khăn
Thong thả lúc nguy cấp

#67
hophu

hophu

    Lính mới

  • Thành viên
  • 6 Bài viết
Ai chỉ giùm em cách giải bài toán về số Câtlan(bài toán các cung tròn)với.cảm ơn!

#68
tmbtw

tmbtw

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 233 Bài viết
Từ đây toppic này đi rồi ;)
Không còn ai muốn thảo luận nữa sao ?
Play the game of life with the attitude of playing to win and not with the attitude of playing not to lose

#69
namdung

namdung

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1205 Bài viết

Ai chỉ giùm em cách giải bài toán về số Câtlan(bài toán các cung tròn)với.cảm ơn!

Bài này phát biểu như sau: Có 2n điểm nằm trên đường tròn. Có bao nhiêu cách nối các điểm này bằng n cung sao cho không có 2 cung nào cắt nhau.

Giải: Gọi c_n là số cách nối như vậy. Quy ước c_0 = 1. Ta đánh số các điểm là 1, 2, 3, ..., 2n. Xét điểm 1. Rõ ràng 1 chỉ có thể được nối với các điểm chẵn: 2, 4, ..., 2n. Nếu 1 nối với 2k thì cung này chia 2n-2 điểm còn lại thành 2 phần, 1 phần có 2k-2 điểm và 1 phần có 2n-2k điểm. Từ đây ta suy ra công thức truy hồi

$c_n = c_0*c_{n-1} + c_1*c_{n-2} + ... + c_{n-1}*c_0 :)$

Để giải công thức truy hồi này, ta xét hàm sinh

$f(x) = c_0 + c_1*x + ...+ c_n*x^n + ...$

Xét f(x)*f(x). Sử dụng công thức nhân hai hàm sinh và công thức :) ta suy ra

$(f(x))^2 = 1 + c_2*x + c_3*x^2 + ... = (f(x) - 1)/x$

Từ đó suy ra

$ f(x) = \dfrac{1 - \sqrt{1-4x}}{2x}$

Từ đó, sử dụng công thức nhị thức Newton mở rộng

$ (1+x)^a = 1 + ax + a(a-1)x^2/2 + ... $

ta suy ra công thức Catalan nổi tiếng

$ c_n = \dfrac{1}{n+1}C^n_{2n}$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi inhtoan: 11-06-2009 - 10:19


#70
namdung

namdung

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1205 Bài viết

Từ đây toppic này đi rồi :)
Không còn ai muốn thảo luận nữa sao ?

Xin lỗi các bạn vì người tạo ra chủ đề đã không hoàn thành nhiệm vụ dẫn dắt chủ đề. Tôi sẽ cố gắng để tiếp tục các định hướng đã đặt ra: viết các bài viết tổng hợp về các phương pháo. Tuy nhiên, tôi vẫn đang rất cần những cộng tác viên, vì khối lượng công việc là rất lớn. Trước mắt, tôi sẽ viết 1 bài về phương pháp hàm sinh. Ai sẽ nhận trách nhiệm viết bài về các phương pháp khác đây?

#71
Lumpy

Lumpy

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 11 Bài viết
Thưa thầy,em có đọc được một phươgn pháp Division Rule từ tài liệu nước ngoài,nôm na là như sao:Nếu B là một tập hữu hạn phần tử f:A->B sao cho với mọi b thuộc B ta đều có $ |f^{-1}(b)|=k $thì |A|=k|B|.Thành thử nếu xét k bằng 1 thì f là song ánh nên |A|=|B| đó có phải là mở rộng của phương pháp song ánh phải không thầy?

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi inhtoan: 11-06-2009 - 10:20


#72
namdung

namdung

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1205 Bài viết
Chắc là thế rồi.

Ví dụ bài vô địch Mỹ 96: Gọi a_n là số các xâu nhị phân độ dài n không chứa xâu con 010 và b_n là số các xâu nhị phân độ dài n không chứa các xâu con 0011 hoặc 1100. Chứng minh rằng b_{n+1} = 2a_n.

#73
kyoshiro_hp

kyoshiro_hp

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 202 Bài viết
thưa thầy, em hơi có 1 chút thắc mắc. Em thấy anh Trường có nói ở trên là PP hàm
sinh ko hề sơ cấp, vậy ko biết nó có phù hợp với phổ thông, cụ thể là có được dùng khi thi HSG ko ạ?
Tạm biệt toán, tạm biệt diễn đàn.

#74
Mr.hoang

Mr.hoang

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 24 Bài viết
uh! nó ko sơ cấp!l lên đại học bạn sẽ tha hồ nghiên cứu!
có lẽ bây giờ nên biết ; ý bạn nói là thi quốc gia phai ko?
đề của VN tôi thấy ngay cả hệ cơ số cũng ko ra ; thì mấy cái lung tung này sẽ chẳng ra đâu!
ta ra đề rất giở đặc biệt là sh; ví dụ là mấy năm liền gần đây số học ra toàn là giải PPNN chả hay ho gì!

#75
Mr.hoang

Mr.hoang

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 24 Bài viết
uh! nó ko sơ cấp!l lên đại học bạn sẽ tha hồ nghiên cứu!
có lẽ bây giờ nên biết ; ý bạn nói là thi quốc gia phai ko?
đề của VN tôi thấy ngay cả hệ cơ số cũng ko ra ; thì mấy cái lung tung này sẽ chẳng ra đâu!
ta ra đề rất giở đặc biệt là sh; ví dụ là mấy năm liền gần đây số học ra toàn là giải PPNN chả hay ho gì!

#76
namdung

namdung

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1205 Bài viết
Đúng là phương pháp hàm sinh sẽ không ra đâu. Nhưng những bài áp dụng tư tưởng của PP hàm sinh thì có thể chứ.

Còn đề của mình chưa hay là đúng rồi. Vì muốn có 1 đề hay, tốn nhiều công sức lắm, mà có ai ai cũng sẵn sàng bỏ công sức ra để làm việc đó đâu.

#77
namdung

namdung

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1205 Bài viết
Dear các bạn,

Tôi gửi đính kèm bài viết của tôi đã được bổ sung thêm đôi chút.

Bài này tôi đã trình bày tại trường ĐHKHTN hồi tháng 8 vừa qua.

Tôi gửi luôn file word để mọi người tiện sử dụng.

File gửi kèm



#78
CTptnk

CTptnk

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 227 Bài viết

Dear các bạn,

Tôi gửi đính kèm bài viết của tôi đã được bổ sung thêm đôi chút.

Bài này tôi đã trình bày tại trường ĐHKHTN hồi tháng 8 vừa qua.

Tôi gửi luôn file word để mọi người tiện sử dụng.

Topic này off lâu quá rồi nhỉ?
Làm sao em có thể đọc mấy file word của thầy Namdung bây giờ?
Em mở ra và chọn tất cả các font chữ đều thấy một mớ kí hiệu lộn xộn!
Các anh em giúp với!

Giải bóng đá PTNK11 - NKeauge - Nơi tình yêu bắt đầu
Mọi nhã ý tài trợ cho giải đấu phát triển lâu dài xin liên hệ email: [email protected]


#79
kyoshiro_hp

kyoshiro_hp

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 202 Bài viết
Bạn mở ra rồi click vào biểu tượng W ở góc trên cùng bên phải ( chắc là vậy). Topic này off lâu vậy có lẽ vì bây giờ ai cũng bận cả, ko biết thảo luận tiếp cái gì.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi kyoshiro_hp: 13-09-2006 - 09:30

Tạm biệt toán, tạm biệt diễn đàn.

#80
lyxuansang91

lyxuansang91

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 145 Bài viết

Thực ra thì tôi cũng chỉ muốn đưa ra những vấn đề để chúng ta cùng xây dựng, chứ không có tham vọng viết được cái gì công phu. Tư tưởng của phương pháp song ánh rất đơn giản: nếu tồn tại song ánh f từ A vào B thì |A| = |B|. Ngoài ra, nếu s = |A|, t = |A| thì s = t. Nó cũng đơn giản như nguyên lý Dirichlet vậy đó. Quan trọng là biết cách áp dụng vào các bài toán.

Phương pháp quỹ đạo, cái này tôi gọi theo lịch sử, thầy Đỗ Đức Thái ngày xưa gọi như vậy, là phương pháp quy các bài toán đếm về các bài toán đếm số đường đi trên lưới nguyên. Trong phương pháp này, có một nguyên lý rất hay gọi là nguyên lý đối xứng gương (ví dụ VNTST 2003, bài 1). Định lý cơ bản của phương pháp này là số đường đi ngắn nhất trên lưới nguyên từ (0, 0) đến (m, n) bằng C(m, m+n).

Phương pháp thêm bớt là Principle of exclusion and inclusion là phép đếm sử dụng công thức mở rộng của công thức |A hợp B| = |A | + |B| - |A :D    B| và thể hiện thường thấy nhất là trong lý thuyết đa thức xe (trong giáo trình Toán rời rạc nâng cao hoặc trong cuốn Tìm tòi để học toán của Lê Quang Nẫm có trình này).

Tất cả những điều này không có gì mới. Mục đích của tôi là cùng chia sẻ và trao đổi với các bạn về những phương pháp này.

em thấy cái này thầy có thể viết rõ hơn được không???Chứ em thấy khó hiểu quá (mới học sinh lớp 10 mà:D)
<span style='color: #FF8C00'><strong class='bbc'><em class='bbc'><span style='font-size: 36px;'>Em muốn học giỏi toán</span></em></strong></span>




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh